PDA

View Full Version : Chia sẻ một số kinh nghiệm trong giao tiếp


yenxinh
08-17-2010, 04:15 AM
Mình xin kể một câu chuyện nhỏ :
Một lần,ông A bước vào một tiệm ăn để dùng bữa,nhưng chờ mãi món thịt quay chưa chín,nên đành ăn tạm một mẫu bánh mì rồi nằm nghỉ trên chiếc ghế dài gần bếp.Khi người ta bưng món thịt quay lên,ông nói đùa là đã ngửi mùi thịt quay no rồi ko cần ăn nữa.
Lát sau chủ tiệm ăn bưng cái khay đến thu tiền,nói vơi ông:"Ông thừa nhận là đã ngửi mùi thịt quay no rồi,thì vẫn phải trả tiền như là ông đã ăn vậy".
Ông A nhanh chóng rút ra một đồng bạc trắng,ném lên mặt ghế phát tiếng kêu "keng",rồi lại nhanh chóng nhặt lấy đồng bạc cất vào trong ví,thản nhiên hỏi chủ tiệm:"Ông nghe thấy tiếng vang của đồng tiền rồi chứ? Chỗ tiền đó vừa đủ trả cho khoản mùi thịt quay của ông rồi!"
Chủ tiệm đứng thần người ra ko biết làm gì hơn.

Trong giao tiếp,biết ngụy biện cũng là cái tài! biết tìm khe hở của đối phương để trả đũa kịp thời..he he

yenxinh
08-17-2010, 08:47 AM
Một câu chuyện nữa :
Chuyên rằng có một nhà buôn ra chợ bán ngựa ,giá bán mỗi con ngựa là 500đ.Ông ta khoe khoang về lũ ngựa của mình: " Tôi có tài nuôi ngựa,ngựa do tôi huấn luyện có thể phi nhanh như tia chớp,bốn chân ko chạm đất,nếu đem đi thi bảo đảm giành thắng lợi,nếu tôi nói sai sự thật ,tôi xin bù thêm cho quí khách 500đ.
Một kỵ sĩ đi ngang qua đó nghe ông ta quảng cáo như vậy ,liền nối lời:" Lũ ngựa của ông tuyệt như vậy,thì tôi mua hai con,nhưng phải để tôi cưỡi thử".
" Đương nhiên là được",nhà buôn gật đầu lia lịa,kỵ sĩ dắt hai con ngựa đi.
Một lát sau,nhà buôn tìm kỵ sĩ đòi ông ta trả tiền,kỵ sĩ nói:"Tôi đã thanh toán hất cho ông rồi,chẳng thiếu dòng nào của ông cả".
Nhà buôn nghe nói thế,hoảng hồn lồng lộn lên" Mỗi con 500đ,hai con 1000đ,ông đã trả tôi đồng nào đâu,mà dám dựng đứng lên là trả hết rồi!".
Kỵ sĩ đùa tếu:" Ông nói hay lắm,tôi đã cho hai con ngựa của ông chạy thi với nhau,kết quả là một con chạy trước,một con chạy sau,như thế là tôi phải trả tiền cho con thắng cuộc 500đ,ngược lại ông phải bù 500đ cho con chạy thua,tôi với ông coi như thanh toán sòng phẳng,chẳng bên nào mặc nợ bên nào phải không?".
Nhà buôn hết đường tranh cãi,đánh ngậm ngùi chịu thua.

Chà,khâm phục tài ăn nói của kỵ sĩ thật! Trong tranh luận,biết đưa ra từng vấn đề,bẻ gãy lập luận của đối phương từng khâu một và dồn cho đối phương vào thế đường cùng là phải thừa nhận thất bại. Phương pháp này được vận dụng rất hiệu quả trong giao dịch mua bán.

anna
08-17-2010, 01:31 PM
và thêm một bài học nữa là fai cẩn thận từng lời nó,đi đừng để cái miệng hại cái thân

thang
08-17-2010, 05:57 PM
Người ta còn có câu: "Trăm cái lý không bằng một tý cái Tình"
Bởi vậy, có những lúc lại phải khéo léo dùng Tình chứ không thể cãi Lý 100% được. Cái này thường đem áp dụng khi nói chuyện với bố mẹ, anh chị trong gia đình hoặc thuyết phục cấp trên hay người hơn tuổi ở cơ quan.

Còn trong TY thì dùng lý hay tình thì chắc cả nhà đã rõ =))
Minh họa:
http://www.nguoideptocmay.net/images/Imgnews/4123.jpg

a
08-27-2010, 11:09 AM
Người ta còn có câu: "Trăm cái lý không bằng một tý cái Tình"
Bởi vậy, có những lúc lại phải khéo léo dùng Tình chứ không thể cãi Lý 100% được. Cái này thường đem áp dụng khi nói chuyện với bố mẹ, anh chị trong gia đình hoặc thuyết phục cấp trên hay người hơn tuổi ở cơ quan.

Còn trong TY thì dùng lý hay tình thì chắc cả nhà đã rõ =))


Người Việt mình là thế, di gỉ dì gi, cái gì cũng cho tình cảm chen vào.
Trong tình yêu, cũng phải có lý trí chứ ạ, tình cảm tất thì có mà chết, câu chuyện Mỵ Châu, Trọng Thủy nào có cũ bao giờ...

nam_hd55
12-24-2010, 12:03 AM
Cứ biết người biết ta là chắc ăn các bác ạ.

bichhieu
12-27-2010, 10:54 AM
ngán ngẩm tài ăn nói của kỵ sỹ kia quá. Trên đời này mà có nhiều người như vậy thì chắc có nhiều người sẽ phải chịu thiệt.

Richyourlife
01-05-2011, 09:06 PM
Góp nhặt 1 tí

Để những câu chuyện phiếm giúp ích cho sự nghiệp



- Chúng ta đều biết, “tám chuyện” là việc cần tránh nơi công sở bởi nó có thể gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên trong công ty. Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát và tận dụng, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn. “Buôn chuyện” là một cách để bạn giao tiếp và hòa hợp cùng đồng nghiệp. “Nếu không tham gia vào những cuộc nói chuyện như vậy ở công sở, mọi người có thể xa lánh bạn”, Nicole Williams, tác giả cuốn sách “Girls on top: Your guide to turning dating rules into career success”, cho biết. Thêm nữa, nếu bạn biết trước ai sắp rời công ty hoặc ai sắp được thăng chức, bạn có thể điều chỉnh bản thân để nắm bắt cơ hội cho bản thân.

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát những câu chuyện phiếm và sử dụng chúng cho công việc của mình:

1. Nhớ rằng không phải tất cả các câu chuyện phiếm đều xấu

Những chủ đề không mang tính xây dựng, nội dung không thích hợp như ai trong công ty đã phẫu thuật thẩm mĩ, chuyện yêu đương của đồng nghiệp, chuyện gia đình của người khác… là câu chuyện cần tránh nhất. Nhưng nếu mọi người chuyển đề tài sang nguyên nhân cơn giận giữ của sếp hay những thói quen đặc biệt của sếp, bạn có thể chăm chú lắng nghe. Frances Cole Jones, chủ tịch của tổ chức quản lí truyền thông và tác giả cuốn sách “ 33 điều bạn cần và không cần thực hiện để đảo đảm sự cạnh tranh của mình trong thế giới công việc hiện tại”, khuyên bạn nên chú ý tới sở thích của người quản lí, như môn thể thao yêu thích, các hoạt động tình nguyên họ tham gia hoặc con họ bao nhiều tuổi. Bạn sẽ rút ra những thói quen, sở thích nào được sếp đánh giá cao và điều chỉnh cách cư xử của mình một cách thích hợp để “ lấy lòng” sếp.

2. Lắng nghe nhiều hơn nói

Sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ là người tiếp nhận chứ không phải người phát tán chuyện phiếm. Chris Perry, người thành lập Career Rocketer, một mạng lưới nghiên cứu sự nghiệp, cho biết: “ Việc phát tán tin đồn có thể làm ảnh hưởng tới công ty cũng như danh tiếng của người phát tán.” Do đó, thay vì “ bới móc” câu chuyện của người khác, hãy lắng nghe và chọn lọc những thông tin có ích cho công việc của bạn, ví dụ như về dự án mới hay chuyện thăng tiến, ai là người sắp rời công ty…

3. Cân nhắc kĩ trước khi hành động

Bạn vừa nghe thấy tin đồn hay dấu hiệu có người chuẩn bị nghỉ việc nhưng đừng vội chạy tới chất vấn họ hoặc đi nói với tất cả mọi người trong phòng/ công ty. Nếu bạn thân thiết với người đó, bạn có thể nói chuyện bình thường với anh/ chị ấy và thậm chí người ấy còn tình nguyện cho bạn biết mọi việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu ở phòng nhân sự. Khi biết chắc chắn thông tin, bạn sẽ biết mình cần làm gì tiếp theo.

4. Cẩn trọng với những điều bạn chia sẻ với người khác

“Đôi khi, để bắt đầu câu chuyện với mọi người, bạn sẵn sàng đặt cược một điều gì đó”, Williams nói. Ví dụ, bạn đưa ra một thông tin “hot” trong khi chưa chắc chắn về độ chính xác về nó. Nếu nó không đúng sự thật, bạn sẽ mang tiếng xấu là dựng chuyện. “ Buôn chuyện” là việc làm mạo hiểm, vì thế đừng chia sẻ bất cứ điều gì ảnh hưởng tới nềm tin của người khác với bạn. Và hãy tránh phát tán tin đồn về đời sống cá nhân của người khác.

5. Không viết ra những câu chuyện phiếm

Những chuyện phiếm bạn gửi qua email tới mọi người có thể trở thành bằng chứng chống lại bạn khi có tranh cãi. Hơn nữa, bạn sẽ không biết được những người nào có thể đọc những email đó. Vì thế, đừng dại dột truyền bá chúng qua văn bản.

Vũ Vũ
Theo Yaho