Deprecated: Assigning the return value of new by reference is deprecated in /home/muathoig/public_html/diendan/printthread.php on line 119
RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! - Những câu chuyện kinh doanh thành công
RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW!

RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! (http://muathoigian.vn/diendan/index.php)
-   Tư duy thành công (http://muathoigian.vn/diendan/forumdisplay.php?f=37)
-   -   Những câu chuyện kinh doanh thành công (http://muathoigian.vn/diendan/showthread.php?t=18392)

duyniceboy 09-25-2010 08:12 PM

Những câu chuyện kinh doanh thành công
 
Câu chuyện 1:

Ăn khế trả vàng

Một xưởng làm cửa cuốn ở tỉnh Hồ Nam, thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, đã dùng một sách lược quảng cáo độc đáo như sau: Dùng một phương thức nào đó đánh động một cơ quan có đủ khả năng gây ảnh hưởng tới sản phẩm của mình, khiến họ ưu ái sản phẩm của mình. Song làm sao để giành được lòng tin của họ đây?

Chỉ một thông tin mà người khác xem ra rất bình thường đã mang lại một linh cảm cho người xưởng trưởng. Tháng 8 năm 1987, một Viện thiết kế xây dựng của một thành phố nọ được bình chọn là Viện loại A. Ông chủ xưởng cửa cuốn thấy đây là một cơ hội tốt để tạo tình cảm tốt nên đã lập tức tới tờ báo X. thuê đăng một đoạn quảng cáo, nội dung chúc mừng Viện nọ. Rồi ông còn tới cả đài phát thanh để thuê quảng cáo thông tin này. Những thông tin liên tục đó đã làm cho Viện thiết kế kia chú ý tới, và thế là họ đã chủ động tới xưởng, hỏi han tình hình có liên quan, rồi tiến hành điều tra chất lượng loại cửa cuốn của xưởng. Sau khi thấy chất lượng cửa rất đáng tin cậy, Viện trưởng Viện thiết kế đã quyết định: Từ nay về sau, tất cả các công trình do Viện thiết kế mà cần tới cửa cuốn, đều sẽ đặt hàng ở xưởng này.

Xưởng cửa cuốn đã khéo léo lợi dụng Viện thiết kế xây dựng để quảng cáo cho mình. Tiếng tăm của xưởng vang xa, lượng người dùng cũng tăng lên nhiều.

Nghèo không đáng sợ, nghèo cần phải suy nghĩ để thay đổi. Nhỏ cũng không đáng sợ, nhỏ có thể biến thành to. Mấu chốt là phải tìm được đường đi.

duyniceboy 09-25-2010 08:14 PM

Câu chuyện 2:

Bán danh sách khách hàng của “Kéo cắt lông mũi”

http://www.huongnghiep.vn/images/keo.jpg

Ngày nay, thương trường như chiến trường, sách lược và thủ đoạn tiêu thụ của nhà kinh doanh thương mại các nơi trên thế giới cũng thiên biến vạn hóa, họ tính toán rất cao tay, khiến người khác không ngờ tới.

Ở Mỹ có một công ty rất nổi tiếng, tên là Cripite, kinh doanh một thứ hàng không đáng kể, nhưng nổi tiếng khắp nước Mỹ và cả nước ngoài.

Cripite chuyên kinh doanh “Kéo cắt lông mũi” chuyển qua bưu điện. Công ty thường quảng cáo trên các tạp chí có ảnh hưởng và lượng phát hành lớn. Trong lời quảng cáo dùng câu đơn giản, rõ ràng, khách hàng chỉ cần viết rõ địa chỉ và trả tiền tương đương với giá bán lẻ ở thị trường, không lâu sau sẽ nhận được chiếc kéo cắt lông mũi xinh xắn. Quảng cáo như vậy gây sự chú ý và hiếu kỳ của đông đảo độc giả, họ không ngại bỏ ra 3 USD để thử hư thực. Quả nhiên nhanh chóng nhận được chiếc kéo cắt lông mũi của công ty Cripite gởi bưu điện tới. Kéo sắc, dễ sử dụng, không ai không trầm trồ, thương hiệu của công ty càng được lan truyền rộng.

Mọi người sẽ thắc mắc, công ty Cripite buôn bán nhỏ như vậy làm sao có lợi nhuận? Sự thật lợi nhuận của nó không ở kéo cắt lông mũi mà ở con đường do kéo cắt lông mũi mở ra.

Chúng ta đều biết, bất cứ ai cũng có thể dùng kéo bình thường để cắt lông mũi của mình, chẳng mấy ai cần đến kéo cắt lông mũi chuyện dụng. Cho dù có, họ cũng có thể mua được ở bất cứ cửa hàng nào, đâu cần thiết phải mua qua bưu điện thứ hàng nhỏ bé đó. Công ty Cripite nắm được tâm lý hiếu kỳ của mọi người bằng phương thức mới lạ và dịch vụ tốt, khiến rất nhiều người vốn không cần thiết lắm thứ nhỏ nhặt này lại thích thú muốn thử, như vậy là mục đích của công ty đã đạt được.

Thì ra, công ty Cripite triển khai dịch vụ kiếm tiền bằng cách cho thuê danh sách khách hàng mua kéo cắt lông mũi qua bưu điện. Họ nhập tên tuổi, địa chỉ khách hàng mua qua bưu điện vào máy tính, sau đó bán cho các công ty mua bán hàng qua bưu điện khác, công ty quảng cáo, công ty dịch vụ tư vấn v.v… Đồng thời công ty cũng nhận làm dịch vụ tuyên truyền quảng cáo cho các nhà kinh doanh và công ty dịch vụ quảng cáo khác, khi gởi kéo cắt lông mũi của mình thì gởi kèm đồ quảng cáo hàng hóa khác, từ đó có thể thu được một khoản tiền.

Thu lợi qua thủ doạn kinh doanh này của Cripite hết sức khả quan. Kéo cắt lông mũi, do một công ty dụng cụ dao kéo ở New York nhận làm, thông qua bưu điện bán mỗi chiếc 2,99 USD, lợi nhuận chỉ có 6%, tương đương 0,18 USD. Nhưng mỗi lần thực hiện thành công một vụ bán qua bưu điện thì danh sách khách hàng sẽ tăng thêm một tên mới. Danh sách này cho thuê hoặc đem bán mỗi tên có thể thu được từ 0,03 đến 0,75 USD, mỗi danh sách có thể bán được nhiều lần. Như vậy thu nhập của nó gấp nhiều lần so với số tiền bán kéo kiếm được, cộng thêm thu nhập gởi kèm sản phẩm tuyên truyền quảng cáo khác cho khách hàng thì thu nhập càng lớn.

Kéo cắt lông mũi Cripite đều in mác Cripite. Công ty đặt đại lý bán hàng qua bưu điện ở hàng ngàn địa điểm khắp nước, khiến thương hiệu càng lan rộng. Sự thành công về kinh doanh của Cripite khiến người ta không thể hiểu nổi. Theo một bài báo trên tập san Tiền tệ ở Washington thì: Số người mua kéo cắt lông mũi Cripite qua bưu điện đã gửi phiếu đặt tạp chí này rất nhiều và những người đó cơ bản không biết vì sao tạp chí này lại biết tên tuổi và địa chỉ của họ.

Nguồn:hướngnghiệp

duyniceboy 09-25-2010 08:22 PM

Câu chuyện 3

“Beef-steak Dơ Bẩn” thắng lớn nhờ mới lạ

http://www.huongnghiep.vn/images/beefsteak.jpg

Ở Dallas, thành phố lớn nhất bang Texas của Mỹ có tiệm beef-steak rất nổi tiếng, tên là “Beef-steak Dơ Bẩn”. Tiệm beef-steak lấy tên “Dơ Bẩn” làm sao thu hút được khách? Kỳ thực, ngược lại với sự tưởng tượng của mọi người, việc kinh doanh của tiệm này hết sức thịnh vượng; ông chủ nhờ đó mà phát tài lớn. Nó trở thành thương hiệu thành công được mọi người khen ngợi.

Tiệm beef-steak “Dơ Bẩn” xem ra có vẻ xứng với cái tên. Trong tiệm chỉ thắp bằng đèn dầu, tối mò. Ngẩng đầu nhìn lên, trần nhà đầy bụi bẩn rấy dày (bụi nhân tạo, không rơi xuống); tường xung quanh dán nham nhở vô số mảnh vải và mảnh giấy; ngoài ra còn treo những vật trang trí như cày gỗ, lưỡi cuốc, dây xỏ mũi trâu, mũ bện và tượng điêu khắc bằng gỗ của người Indians. Bàn ghế trong tiệm đều làm bằng gỗ, chế tạo thô sơ phỏng theo đồ cổ, ngồi lên ghế phát ra tiếng cót két. Đầu bếp và người hầu đều mặc quần áo hình như chưa bao giờ giặt giũ.

Điều khiến người ta chú ý nhất là ở đây có quy định: Khách tới không được đeo cà vạt, nếu không sẽ bị cắt nát. Có một số thực khách hiếu kì hoặc nghi ngờ thắt cà vạt đến, nào ngờ có hai cô gái tươi cười rạng rỡ tiến tới. Một người cầm kéo, một người cầm thanh la, chỉ thấy thanh la vang lên, kéo bập xuống cà vạt của vị khách đã bị cắt đứt một đoạn.

Người quản lý đứng sẵn bên cạnh, đưa cho vị khách bị cắt cà vạt một ly rượu thơm, tỏ ý trấn an và xin lỗi. Ly rượu này không lấy tiền, kỳ thực giá tiền của nó đủ để bồi thường cho chiếc cà vạt bị cắt đứt. Đoạn cà vạt bị cắt cùng với danh thiếp có ký tên của vị khách này sẽ được dán lên tường làm lưu niệm. Vị khách bị cắt đứt cà vạt bất kể vì hiếu kì hay vì muốn thử hoặc không biết quy tắc ở đây, tuyệt nhiên không vì hành động này mà mất vui, ngược lại cảm thấy rất thú vị. Các mảnh giấy và mảnh vải dán đầy lên tường ở đây là những vật lưu niệm như thế.

Tiệm beef-steak “Dơ Bẩn” tuy lấy dơ bẩn ngụy trang để bài trí, nhưng món beef-steak rất thơm ngon và vệ sinh, khiến người ta ăn không biết chán. Vì vậy nó thu hút rất nhiều thực khách và tiếng tăm truyền khắp bốn phương.

Tiệm beef-steak “Dơ bẩn” vận dụng kế sách “xuất kỳ chế thắng” dùng kế lạ để thắng lợi, thu được thành công về kinh doanh. “Tôn tử thế thiên” chỉ rõ: Phàm việc đánh nhau, lấy chính (để) hợp, lấy kỳ (để) thắng, người giỏi xuất kỳ, vô cùng như trời đất, bất diệt như sông suối”. Ý nói là: Tác chiến với địch đều lấy chính binh đối địch, lấy kỳ binh giành thắng lợi. Cho nên tướng soái giỏi sử dụng kỳ binh thì phương pháp tác chiến sẽ biến hóa vô cùng như trời đất, thông chảy không ngừng như dòng suối. Cái gọi là kỳ tức là vượt ngoài sự liệu tính của mọi người, biến ải khôn lường, linh hoạt thông thoáng, người không ta có. Người kinh doanh nhà hàng, đa số đều lấy tên ý hay nghĩa tốt, bài trí trang nhã thanh tao để hấp dẫn thực khách, điều này đã thành quy luật mà mọi người thừa nhận. Còn tiệm beef-steak “Dơ Bẩn” thì ngược lại, sử dụng tên tiệm bất nhã và kiểu cách có vẻ như dơ bẩn để kinh doanh. Lúc đầu mọi người cho rằng, người chủ mắc bệnh tâm thần, đoán chắc kinh doanh sẽ thất bại. Kỳ thực người chủ này đã đưa ra thiết kế đầy ấn tượng, thu hút sự chú ý và hiếu kỳ của mọi người, ai cũng muốn vào tiệm xem thực hư ra sao. Như vậy mục đích đầu tiên hấp dẫn thực khách đã đạt được.

Theo “100 thương hiệu tạo dựng thành công” – NXB Hải Phòng

duyniceboy 09-28-2010 09:00 AM

Câu chuyện 4:
Để người tiêu dùng tự lắp đồ gia dụng

http://www.huongnghiep.vn/images/ikea.jpg

Công ty IKEA của Thụy Điển là một trong những công ty phát triển nhanh nhất của châu Âu, nay đã có hàng trăm cửa hàng trên khắp thế giới, doanh số hàng năm đạt 1,7 tỉ USD. Ngay từ khi mới thành lập vào những năm 40 của thế kỷ XX, cái tên IKEA đã nổi tiếng khắp thế giới.

người sáng lập công ty có cách làm rất khác người. Đồ gia dụng mà ông kinh doanh không phải là loại thành phẩm mà đều là những cấu kiện để lắp ráp nên sản phẩm. Ông chủ cửa hàng có thể căn cứ vào sơ đồ lắp ráp, sử dụng những hướng dẫn và dụng cụ của cửa hàng để cho khách hàng có thể tự lắp lại thành những đồ đạc mà mình ưa thích.

Do kiểu bán hàng kỳ lạ này, cộng thêm việc hình thành một phong thái mới “tự tay mình làm” của người phương Tây như làm nhà, làm đồ gia dụng, lắp ráp đồ điện máy, nên khách hàng đều thích mua linh kiện hoặc vật liệu về rồi tự mình làm hoặc lắp ráp lấy. Khéo vận dụng tạo ra loại hình này, nên công ty IKEA ngày càng thịnh vượng.

Ngay từ năm 1985, IKEA đã xâm nhập thành công vào thị trường Mỹ. Lúc đó, họ mở một cửa hàng ở ngoại ô Philađenphia. Người Mỹ cũng giống người Âu, không cảm thấy phiền hà khi tự tay mình lắp ráp các thứ, ngược lại còn cảm thấy rất thú vị nữa. Vì vậy cửa hàng đầu tiên tại Mỹ chỉ sau một năm kinh doanh mà doanh thu đã đạt 40 triệu USD.

Bài học kinh doanh: Mọi thương nhân đều muốn bán được nhiều hàng. Họ luôn nghĩ ra cách riêng của mình thu hút khách tới với mình để rồi gặt hái những khoản lợi nhuận khổng lồ từ dòng khách hàng ấy.

Huongnghiep (sưu tầm)

duyniceboy 09-28-2010 09:02 AM

Câu chuyện 5:
Mẹo hay: Cất rượu thừa cho khách

http://www.huongnghiep.vn/images/bottle.jpg

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu đối với ngành dịch vụ. Nhiều khách hàng, khi bồi bàn hỏi đến nhu cầu, có vẻ dè dặt, rằng chỉ có thể uống được 1/3 hoặc nửa chai rượi thôi… thì nhân viên nhà hàng nhẹ nhàng, thoải mái bảo:

- Ồ, ngài cứ thoải mái như ở nhà mình! Ngài hãy mua luôn cả chai một lít đi, rồi uống đến đâu tùy ý. Rượu còn lại trong chai, nhà hàng sẽ cất giữ giùm ngài. Bữa sau ngài tới dùng tiếp, bất kỳ lúc nào…

Khách hàng nào mà chẳng cảm động trước lối phục vụ “coi khách hàng là thượng đế” như thế này. Ấn tượng đương nhiên là mạnh. Những gì anh ta chứng kiến bồi đắp tiếp ấn tượng đó:

Trong tủ kính rất tinh xảo, đặt tại vị trí ai vào quán cũng nhìn thấy dễ dàng, bày các chai rượu “cất giùm” này. Cổ chai đeo tấm các in rất trang trọng, ghi rõ tên tuổi, danh phận người “chủ”. Khách hàng nào thấy vậy, cũng muốn chai rượu của mình cần phải có “chỗ đứng” trong đó.

Khi khách ra về, có thể nhà hàng trao tặng một kỷ vật nho nhỏ, thí dụ vật trang trí cài trên ngực áo… Những đồ vật này được xem như chứng vật cho việc khách hàng còn để lại rượu thừa, đồng thời nó cũng có tác dụng như một lời nhắc khéo. Mỗi khi để mắt tới, khách hàng tức thì có ý nghĩ: “Đi uống rượu thôi!” Mà đi đâu chứ? Không phải bất kỳ quán nào khác, mà đến chính nhà hàng mình còn “rượu gửi”…

Vị “khách quí” được mấy lần tự do thoải mái: uống rượu tự nhiên như ở nhà, gửi nhà hàng giữ giùm rượu thừa của mình để nếu mình muốn, lại tới lấy chai rượu ngon của mình ra uống tiếp…

Kiểu phục vụ “cho khách giửi rượu” hay “cất rượu thừa giùm khách” được ngành phục vụ nhà hàng, quán bar rượu bia Hồng Kông “phát minh”. Tuy chỉ là một “tiểu tiết”, song lại đem về cho nhà hàng hiệu quả kinh doanh lớn giật mình.

Về mặt nguyên lý, doanh nghiệp được sinh ra là để phục vụ xã hội, phục vụ dân chúng. Nhưng trên thực tế, các công ty luôn đứng trên lập trường giành lấy lợi ích lớn nhất cho công ty. Ta nhận thấy rõ, thực là nhất cử lưỡng tiện.

Bài học kinh doanh: Trên thương trường ngày nay, càng ngày người ta càng coi trọng việc nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng từ nhiều góc độ khác nhau, thông qua mọi hình thức để khơi gợi ham muốn tiêu dùng. Với kế sách trên đây, nhà hàng tạo điều kiện cho khách hàng để ngấm ngầm, song rất thôi thúc, lôi kéo khách hàng luôn nghĩ tới việc quay trở lại nhà hàng của mình.

duyniceboy 10-02-2010 07:52 AM

Câu chuyện 6
Biến khuyết điểm thành ưu điểm

Những mẩu quảng cáo do một nhà quảng cáo nổi tiếng ở Mỹ thiết kế rất thẳng thắn, chân thành, nhưng thường khiến người ta khó quên. Món “khoái khẩu” của ông là loạt quảng cáo cho loại xe Bọ dừa Fuji, bằng giọng điệu có vẻ khiêm tốn rất khác thường nhằm bộc lộ những ưu điểm của dòng xe này.

Tiêu đề quảng cáo mà ông thiết kế có viết hai chữ "Thứ phẩm”. Nhưng rồi ông múa bút điểm ra việc khống chế chất lượng đối với mỗi chiếc xe của nhà máy luôn rất cẩn thận, cho nên sản phẩm hễ có chút tì vết là bị liệt ngay vào thứ phẩm, không được xuất xưởng.

Điều khiến người ta thú vị hơn là khẩu hiệu quảng cáo do ông đưa ra cho một công ty taxi như sau:

“Chúng ta luôn đứng hàng thứ hai, để cố gắng vươn lên”.

Hàm ý của quảng cáo này là: Cam chịu nhận vị trí thứ hai. Sau khi xem xong, người ta liên tưởng đến tất cả những gì vừa nghe nói đều đáng tin cả, và rõ ràng mang lại nhiều điều bất ngờ.

Một quảng cáo về lưỡi dao cạo còn tuyệt vời hơn nữa:

“Những lưỡi dao do công ty chúng tôi sản xuất ra, luôn bán đắt hơn các loại dao khác một chút. Nhà máy đang cố gắng nghiên cứu để hạ giá, nhưng chưa có cách gì làm được. Tuy vậy, chúng tôi nghĩ rằng, khi cạo mặt, chỉ cạo một lần đã sạch sẽ rõ ràng tốt hơn là phải cạo đi cạo lại nhiều lần”.

Mang nhược điểm nhẹ nhàng biến thành ưu điểm làm cho quảng cáo càng nổi bật hơn. Những lời thành thực mà thẳng thắn, lương thiện nhưngcó ẩn ý đã tạo ra một môi trường mà khiến người ta cảm thấy rất thân thiết.

Bài học kinh doanh: Bản thân việc không có khuyết điểm lại là một khuyết điểm lớn nhất. Dám thừa nhận khuyết điểm chính là một ưu điểm đáng quý.

Huongnghiep.vn (sưu tầm)

duyniceboy 10-02-2010 07:54 AM

Câu chuyện 7:

http://www.huongnghiep.vn/images/mild-seven.jpg

Mild Seven lấy “lỗ” để “phất”
Hiện nay trên toàn thế giới có loại thuốc lá Nhật Bản có tên là “MILD SEVEN”, lượng tiêu thụ của nó từ con số nhỏ bé không ai biết đến đã nhãy vọt lên đứng hàng thứ hai thế giới. Có được thành quả như thế nhờ thực hiện kinh doanh lỗ vốn.

Thuốc lá “MILD SEVEN” đã chủ trương thực hiện kinh doanh “lỗ vốn” như sau: Công ty tìm kiếm những đại lý ở các thành phố lớn của các nước chủ yếu trên toàn thế giới.

Sau đó, qua các đại lý, cứ mỗi tháng gửi tặng cho một số bác sĩ, luật sư, nhà văn, nghệ nhân nổi tiếng địa phương hai cây thuốc lá nhãn hiệu này và nói rõ nếu người nhận cảm thấy không đủ thì có thể gởi tiếp.

Cứ sau một số ngày, đại lý sẽ gửi biểu mẫu đến trưng cầu ý kiến đối với loại thuốc lá này. Để cho đối phương nghiện loại thuốc lá này rồi, đại lý ngừng gửi biếu như vậy người nghiện không thể không bỏ tiền ra mua thuốc lá “MILD SEVEN”.

Cứ thế, thuốc lá nhãn hiệu này xây dựng được hình ảnh của mình trong xã hội thượng lưu, người hút loại thuốc lá này hầu như tượng trưng cho dòng dõi cao quý. Trên thị trường phương Tây, lượng tiêu thụ tăng lên hàng ngày.

Thuốc lá “MILD SEVEN” khởi điểm kinh doanh bằng cách biếu tặng, cuối cùng đạt được mục đích lợi nhuận kếch sù. Lỗ lãi, dư hao trong buôn bán là điều không tránh khỏi.

Tuy nhiên, kiêm luôn bán lỗ vốn không có căn cứ, không biết tính toán thì không nên làm. Thực hiện kinh doanh thua thiệt phải có lựa chọn, mục đích.

Sự thành công của “MILD SEVEN” ở chổ quyết tâm “buông dây dài, câu cá lớn”.

Một thương phẩm mới, độ nổi tiếng của nó trên thị trường không cao người sử dụng cũng rất ít để mở đường tiêu thụ, ngoài tiến hành tuyên truyền quảng cáo, in phát catalogue ra, bán hạ giá, thậm chí biếu tặng miễn phí một số sản phẩm mẫu là cần thiết.

“Trước thử sau mua, mới biết tốt xấu”. Đây là câu cửa miệng về buôn bán của thời xưa, kiểu thử trước mua sau, về sau người ta gọi nó là “quảng cáo sống”.

Câu nói cổ xưa này, đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi, và từ thực phẩm mở rộng ra thiết bị máy móc, đồ dùng hàng ngày không phải thực phẩm. Mọi người đều biết, chi phí thực hiện quảng cáo, biếu tặng dùng thử rất lớn.

Quảng cáo truyền hình nửa phút tốn hàng chục ngàn thậm chí hàng trăm ngàn đô la Mỹ gửi tặng hàng triệu phần quà thuốc lá hút thử chi phí không dưới 1 triệu USD.

Nhưng nhà kinh doanh có tâm huyết không tiếc “ném tiền qua cửa sổ”, “Khẳng khái” biếu tặng miễn phí và ra sức đăng quảng cáo, mà đã qua tính toán chi li, đã từng tiến hành điều tra và dự đoán thị trường mục tiêu.

Vì thế, buông dây dài để nhắm đích cuối là “câu được cá lớn”. Nếu buông dây dài vào trong bể bơi, kết quả tất nhiên uổng công vô ích, vốn liếng không thể trở về.

“Buông dây dài” phải buông ở nơi có “cá lớn” mới có khả năng “câu được cá lớn”. Cho nên, tiến hành kinh doanh lỗ phải luôn ở thị trường có tiềm năng phát triển.

Theo “100 Thương Hiệu Tạo Dựng Thành Công” - NXB Hải Phòng

duyniceboy 10-06-2010 04:41 PM

Câu chuyện 8:
Thành công nhờ bán giá... cao

http://www.tugia.com.vn/images/news/...%20gia%201.jpg

Trước nay, bán hàng muốn đắt khách phải cố gắng hạ giá thấp để hút người mua. Nhưng trong thương trường đầy biến hoá có người lại làm ngược lại, thành công nhờ đưa ra giá bán cao ngất ngưởng. Dưới đây là chiêu thức của ông chủ quán cà phê Agriato ở Tokyo.

Số là các quán cà phê ở Tokyo thì không thiếu và giá cũng chỉ 1 nghìn yên/tách là cao. Ông chủ Anki của quán Agriato có loại cà phê á pha đặc biệt, bán giá thông thường sẽ không có gì khác lạ nên ông quyết định trưng biển “café đặc biệt 5 nghìn yên/tách”. Mức giá quán Agriato đưa ra quả là gây sốc cho dân nghiền. Nhiều người tò mò, cũng không ít người tỏ ra sành điệu đến uống. Sau đó một đồn mười, mười đồn trăm, người đến uống ngày một đông. Có người lúc đầu chỉ uống cho biết thế nào mà bán gấp 5 lần người khác. Ðến nơi ai cũng hể hả thấy được, hoá ra cái giá 5 nghìn yên là giá bán cả tách. Tách café bằng ly thuỷ tinh cao cấp nhập của Pháp nếu bán trên thị trường đã 4 nghìn yên rồi. Nay đựng café có in thêm dòng “Agriato” khách uống ngon lại được mang tách về... Ðắt mà hoá rẻ. Ðương nhiên mỗi người cũng có ít nhất 6 lần uống để được một bộ 6 chiếc tách. Hơn thế, ông chủ quán đã trang trí nội thất sang trọng, người phục vụ là các thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng, cà phê được pha chế với kỹ thuật cao thơm ngon đặc biệt. Không gian quyến rũ, hương vị cà phê á ngon thực khách chọn được chỗ thư giãn không chê vào đâu được. Thành thử Agriato lừng danh ở Tokyo.

Riêng việc định giá bán gây sốc cho khách, ông Auki đã khiến cả thành phố bàn tán. Khách được phục vụ chu đáo, được tặng quà (là tách café nhập của Pháp) ai cũng thích. Dần thành quen, không ai thấy đắt mà chỉ thấy hài lòng.

Ông Auki nói cách làm này đã thu được 3 điều lợi: Thứ nhất, quán của ông đông khách, ông bán được nhiều café. Thứ 2, ông bán được nhiều tách nhập từ Pháp. Ðương nhiên, riêng khoản bán tách này ông đã thu lãi xứng đáng rồi. Thứ 3, trên tách có tên cửa hàng, mỗi người khách mang về dùng họ đã quảng cáo miễn phí cho ông rồi.

Quán café Agriato lừng danh Tokyo và trở thành địa chỉ ẩm thực của giới sành điệu là nhờ chiêu bán với giá gây sốc của ông chủ Auki.

Thế mới biết thương trường muôn mặt, mỗi người đều có “mẹo” riêng để dựng nghiệp. Miễn sao phải luôn sáng tạo, biết người, biết mình, biết phân tích tâm lý tiêu dùng và thị trường. Cái tâm lý “tiền nào của ấy” cũng là một yếu tố để doanh nghiệp tính toán khi đưa ra giá “không giống ai” như vậy.

thang 09-19-2012 05:46 PM

quảng cáo có một không hai của hãng xe BMW
 
Đúng vậy, cũng có cách kiếm tiền siêu mạo hiểm như trong đoạn phim dưới đây



@-)@-)@-)

alibaba9x 04-05-2020 09:50 AM

Câu chuyện 1: Người ăn xin mù

Có một người đàn ông mù sống giữa một Tp náo nhiệt, bận rộn. Người đàn ông ấy đang từng ngày kiếm sống chỉ với một dòng chữ: “Tôi bị mù, sử dụng ơn giúp đỡ”.
Ông cũng nhận được một số sự share, nhưng thực sự số tiền ấy quá ít, thậm chí có ngày chỉ quá đủ mua 1 ổ bánh mì.
Đến một ngày, có một cô gái đi ngang qua và xem người mù già cả với chiếc cốc rỗng, cô ta quay lại. Cô lập tức viết gì đó lên mặt sau tấm bảng của ông rồi đặt tấm bảng xuống và bỏ đi. Từ đó ông nhận được nhiều tiền hơn, nhiều sự chia sẻ hơn.
Ngày hôm sau cô gái quay lại, ông già sờ vào đôi giày của cô và nhận ra. Ông hỏi: “Cô đang viết gì vậy?” Cô gái trả lời: Tôi luôn luôn viết giống như vậy, chỉ là từ ngữ khác đi thôi! Cô gái đã viết: “Hôm nay là một ngày xinh trời, và tôi k thể thấy nó.”


Bài học rút ra: Nhiều khi chỉ cần chọn lựa ngôn ngữ quảng cáo thích hợp, bạn vừa mới đủ nội lực gắn kết và thay đổi hành vi của khách hàng

Câu chuyện 2: Câu chuyện tại một shop kinh doanh tổng hợp

Câu chuyện về một anh chàng mới được tuyển vào sale cho shop. Khi ngày sử dụng việc trước hết của anh ta chấm dứt, ông chủ tiến lại và hỏi:
– Hôm nay anh vừa mới bán được bao nhiêu hàng hóa rồi?
– Chỉ một người thôi – Người sale mới trả lời.
– Cái gì, chỉ một người thôi sao – Ông chủ thốt lên bực tức – Hầu hết các nhân viên của tôi đều bán được hàng ít nhất cho 20 hoặc 30 người trong một ngày. Thế tổng số vốn thu được là bao nhiêu?
– Dạ thưa, khoảng xấp xỉ 100 ngàn USD.
– 100 ngàn USD cơ à – Ông chủ vui mừng reo lên – làm thế nào chỉ một người mà cậu lại bán được nhiều hàng thế?
nhân viên sale mới kể lại:
– Khi người đàn ông đó đến, tôi bán cho ông ta một cái lưỡi câu nhỏ, sau đó tôi khuyên ông ta nên mua thêm một cái lưỡi câu loại trung bình và một cái lưỡi câu loại lớn.
Sau khi ông ta mua xong lưỡi câu, tôi lại khuyên ông ta nên mua thêm dây câu, loại nhỏ, loại nhỡ và loại lớn để câu các loại cá khác nhau.
Tôi hỏi ông ta rằng ông ta sẽ đi câu ở nơi nào, ông ấy trả lời rằng ông ấy sẽ đi câu ở ven biển. Tôi liền khuyên ông ta nên mua một cái xuồng máy và bán cái xuồng hiện đại với 2 động cơ.
Sau khi mua xuồng xong, ông ta nói rằng chiếc ô tô con của ông ta nhỏ quá vì thế không thể chở chiếc xuồng được và vì vậy tôi lại đưa ông ta đến khu bán ô tô và bán cho ông ta một cái xe đăng để chở xuồng ra biển.
Nghe xong, ông chủ vô cùng hài lòng với tay nhân sự mới của mình. Ông nói giọng đầy hâm mộ:
– giống như vậy là anh đang thuyết phục và bán cho ông ta toàn bộ mọi thứ đó, trong khi lúc đầu ông ta đến chỉ định mua một cái lưỡi câu, anh thật là một nhân sự bán hàng thông minh.
– k, thực ra k hẳn vậy – Người bán hàng giải thích – Lúc đầu, ông ta đến chỉ định mua ít viên thuốc cảm cho vợ. Nhưng tôi nói với ông ta rằng “Tuần này vợ ông bị cảm cúm giống như vậy, ông ở nhà mà sử dụng gì, tôi khuyên ông nên đi câu”.

Bài học rút ra: “Bán cái khách hàng cần chứ chẳng phải cái bạn sản xuất”. Và vì vậy, biết khách hàng mong muốn gì là điều kiện tiên quyết để có thể “đánh đúng tâm lí” và thuyết phục họ.

Câu chuyện 3: kinh doanh giày

Chuyện kể rằng có hai hãng sản xuất giày nọ vừa mới cạnh tranh với nhau, họ cử các nhân sự của mình đến Châu Phi để khảo sát đối tượng và tìm kiếm cơ hội xây dựng rộng mua bán của mình ở đây.

Ở công ty thứ nhất: Anh nhân viên sau khi xem xét kỹ tình ảnh và báo lại về doanh nghiệp mình rằng “Người dân ở đây chỉ đi chân đất, nên nếu chúng ta tăng trưởng mua bán ở đây sẽ k kết quả, không tăng trưởng được”.

doanh nghiệp thứ hai: Anh nhân sự công ty còn lại thì báo tin về xưởng sản xuất của mình rằng “Chúng ta cần khẩn trương tăng trưởng mua bán tại đây, ngành này thật lý tưởng để mua bán giày bởi người dân ở đây chưa ai có giày dép để mang”.
Cuối cùng, sau khi công ty thứ hai xây dựng tất cả plan phát triển phân khúc ở Châu Phi thì gặt hái được rất nhiều sự phát triển.

Bài học rút ra: Mỗi tình huống, trường hợp đều ẩn chứa thuận tiện và chông gai. Người mua bán giỏi là người nhìn thấy thuận tiện trong khó khăn và biết mẹo tận dụng nó.

[I]Nguồn: unica.vn
Cả nhà tham khảo thêm:
lamgiau247.com/bai-hoc-khoi-nghiep-kinh-doanh-cua-nguoi-nhat
phamngocanh.com/uncategorized/10-cau-chuyen-10-bi-quyet-kinh-doanh-cua-nguoi-hoa
1001ytuongkinhdoanh.com/blog/tuyet-ky-ban-hang
http://www.muathoigian.vn/diendan/im...y_ban_hang.jpg


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:16 AM