Deprecated: Assigning the return value of new by reference is deprecated in /home/muathoig/public_html/diendan/printthread.php on line 119
RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! - Ngô Bảo Châu-Đoàn Nguyên Đức, VN cần ai hơn?
RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW!

RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! (http://muathoigian.vn/diendan/index.php)
-   Chuyện kinh bang tế thế (http://muathoigian.vn/diendan/forumdisplay.php?f=38)
-   -   Ngô Bảo Châu-Đoàn Nguyên Đức, VN cần ai hơn? (http://muathoigian.vn/diendan/showthread.php?t=18171)

lengocthuoc 08-30-2010 04:26 PM

Ngô Bảo Châu-Đoàn Nguyên Đức, VN cần ai hơn?
 
Ngô Bảo Châu-Đoàn Nguyên Đức, VN cần ai hơn?

(Tin tuc 24h) - Đưa ra một vấn đề như thế này, thoạt đầu cứ nghĩ là một sự so sánh khập khiễng. Một nhà khoa học nổi tiếng thế giới đoạt giải thưởng “Nobel Toán học”, trong đầu luôn tồn tại suy nghĩ phát kiến ra một vấn đề khoa học có giá trị. Và, người còn lại là một thương gia nổi tiếng top đầu Việt Nam, với tầm đã vươn ra thế giới, trong đầu luôn tồn tại suy nghĩ sẽ làm cách nào phát triển thương hiệu, của cải và sản sinh lợi nhuận tốt nhất. Nhưng, Việt Nam sẽ cần ai hơn?

Cái tên Ngô Bảo Châu, một tài năng toán học đặc biệt Việt Nam đã được giới truyền thông trong và ngoài nước nhắc đến suốt trong thời gian qua. Thời thơ ấu của Giáo sư như thế nào, học ở đâu, con đường khoa học phát triển ra sao… đều tràn ngập trên khắp phương tiện thông tin đại chúng. Có thể nói con đường đi đến thảm hoa hồng của GS. Ngô Bảo Châu hầu như chỉ đi theo một đường thẳng, được đào tạo trong môi trường tốt nhất của Toán học và để giành lấy những vinh quang cao nhất trong Toán học.


Còn đại gia Đoàn Nguyên Đức lại là câu chuyện khác. Con đường ông đi xây đắp cho thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đạt đỉnh cao lại gian nan thăng trầm. Xuất thân là một cậu bé chăn trâu nghèo khổ trên cánh đồng bên cạnh sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định. Rồi ông gặp thời phất lên (điều quan trọng của sự thành công của một thương gia). Khởi đầu sự nghiệp của người đàn ông được mọi gọi thân mến bằng cái tên ông Ba Đức chỉ là việc trực tiếp điều hành một phân xưởng nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Rồi, Ba Đức trở thành ông chủ của Tập đoàn HAGL – một tập đoàn tư nhân – hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh thu kể từ năm 2005 đã vượt quá 1.200 tỷ đồng, các năm sau đều cao hơn năm trước và dự kiến năm nay có thể lên đến 4.000 tỷ đồng. Các sản phẩm của HAGL group như đồ gỗ nội – ngoại thất cao cấp; đá granit ốp lát tự nhiên, mủ cao su… đã có mặt hầu khắp các thị trường các châu lục. Những phi vụ gần đây nhất của Ba Đức như việc ông mua chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak và trả lương đến 15.000 USD/tháng vào năm 2002; hợp tác với CLB bóng đá nổi tiếng của Anh Arsernal để mở Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG vào năm 2007 và cú “ra đòn” mua và sở hữu chuyên cơ riêng đầu tiên ở Việt Nam… khiến tiếng tăm của Đoàn Nguyên Đức cũng như HAGL nổi như cồn cả ở Việt Nam và trên thế giới.



Triết lý, quan điểm của cả hai người này chắc chắn cũng là khác nhau.

Nhưng điều quan trọng, ở thời điểm này, ai là người mang đến nhiều lợi ích hơn cho Việt Nam?

Thành công của GS. Ngô Bảo Châu mang đến tiếng tăm vang dội cho một đất nước nhỏ bé, trải qua nhiều gian khó như Việt Nam trước thế giới. Đây sẽ là bệ phóng, mục tiêu hướng đến cho những học sinh, sinh viên đang theo đuổi con đường học tập, thậm chí đang cảm thấy hoang mang trước tương lai của mình. Còn Ba Đức, lợi ích ông tạo ra có phần trực tiếp hơn. Đó là việc làm, là cơ hội tỏa sáng, đổi đời cho những trẻ em nghèo đam mê quả bóng tròn, là những công trình địa ốc phục vụ cho nhu cầu của mọi người, góp phần thay đổi diện mạo mới đô thị phát triển. Sự lựa chọn, vì thế sẽ có rất nhiều, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.

Còn sự lựa chọn nào nữa?

Trước khi GS. Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields, có một sự kiện khá đặc biệt đã diễn ra. Đó là việc ĐH Quốc gia TP.HCM thành lập Trung tâm xuất sắc John Von Neumann. Trung tâm xuất sắc đã được thành lập rất nhiều nơi trên thế giới, là nơi quy tụ những nhà khoa học hàng đầu của quốc gia, nơi đào tạo ra nhiều nghiên cứu sinh có chất lượng nhất, là môi trường tốt nhất để nghiên cứu khoa học. Tất nhiên điều này được xem là muộn màng nhưng rồi có thể Việt Nam lại có những Ngô Bảo Châu thứ 2, 3….n.

GS. TS Dương Nguyên Vũ – Giám đốc Trung tâm xuất sắc John Von Neumann tại Việt Nam cũng là một nhà khoa học có tên tuổi trong cộng đồng châu Âu. Ông nguyện đứng ra thành lập Trung tâm này để thu hút chất xám của nhiều nhà khoa học khác trên thế giới đóng góp cho đất nước. Nhưng để tạo ra một môi trường đúng chuẩn, có thể tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học làm việc và phát triển thì còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Mặc dù được ĐH Quốc gia TP.HCM tạo cho cơ chế hoạt động độc lập, riêng rẽ, trả lương theo mức đặc biệt (lấy từ nguồn chuyển giao các đề tài Nghiên cứu khoa học), nhưng rõ ràng như thế vẫn chưa đủ. Nếu như Trung tâm xuất sắc này nhận được sự đầu tư của những doanh nghiệp tại Việt Nam, chắc chắn sẽ hoạt động tốt và có hiệu quả hơn rất nhiều. Sự đầu tư ấy cũng giống như sự đầu tư của Bầu Đức dành cho học Viện bóng đá HAGL Arsenal JMG. Chỉ có điều, thay vì làm bệ phóng ước mơ cho những trẻ em nghèo mê bóng đá, thì John Von Neumann sẽ trở thành bệ phóng cho những Ngô Bảo Châu của tương lai

VN có quyền tự hào những tài năng bóng đá thành danh trên thế giới được tào tạo từ Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG

Một mục tiêu giáo dục để có thể tạo nên một Ngô Bảo Châu tương lai, chắc chắn sẽ phải cần nhiều người có tiềm lực, thực lực như Đoàn Nguyên Đức. Khi những doanh nhân này góp tay vào (như trường Hạt giống lãnh đạo IPL mà trường doanh nhân PACE khởi xướng trước đó), mục tiêu này sẽ thành công nhanh hơn rất nhiều.

Việc lựa chọn ai giữa Ngô Bảo Châu và Đoàn Nguyên Đức lúc ấy sẽ không còn cần thiết mà sẽ trở thành việc lựa chọn cách nào mà cả hai người đặc biệt này đều có thể giúp ích cho đất nước. Một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, một doanh nhân có tiềm lực mạnh mẽ cùng góp tay vào, tất nhiên nền tảng giáo dục sẽ được nâng cao, lớn đến mức khó mà tưởng tượng.

Vậy còn bạn, giữa Ngô Bảo Châu và Đoàn Nguyên Đức, bạn chọn ai?

Ông bầu của đội bóng HAGL đã từng phát biểu: “Chính vì thi rớt đại học (ông Đức thi rớt ĐH 4 lần – PV), tôi lại thành đạt như bây giờ. Tôi có đọc cuốn sách viết về 100 tỷ phú thế giới, thấy có ai học đại học được đâu. Ông trùm máy tính của thế giới là Bill Gates giỏi lắm cũng mới học nửa chừng năm thứ hai của Đại học Harvard rồi bỏ học. Riêng tôi lại rất thích câu nói: Trường đại học của tôi chính là trường đời!.

Còn GS. Ngô Bảo Châu, trong một cuộc đối thoại với thương gia Nguyễn Trung Hà, một nhà đầu tư có tiếng ở Hà Nội, từng là một học sinh giỏi Toán quốc tế 20 năm trước (không phải người không hiểu biết về khoa học), đã có một số quan điểm khá đối lập. Ông Hà cũng là tiêu biểu cho nhiều doanh nhân khác và càng gần hơn với suy nghĩ của ông Ba Đức. Đó là quan điểm xã hội này cần tài chính, cần kinh tế hơn nhiều so với Toán học và “Toán là một trò chơi” (lời ông Nguyễn Trung Hà). Còn với GS. Ngô Bảo Châu, dĩ nhiên giáo dục mới là một trong ba thứ quan trọng nhất của xã hội, bên cạnh quốc phòng và y tế.


(Theo 24h)

luomlat_goo 08-30-2010 04:48 PM

Hàng của Bầu Đức có thể sờ được, mặc cả, lựa chọn và cuối cùng mua về để nằm hoặc ngồi lên được...
Hàng của GS.Ngô Bảo Châu thì không sờ được, không mua bán mặc cả và cũng không đem về nhà dùng được...

lengocthuoc 08-30-2010 06:32 PM

Trích:

Trích bởi luomlat_goo (Post 20920)
Hàng của Bầu Đức có thể sờ được, mặc cả, lựa chọn và cuối cùng mua về để nằm hoặc ngồi lên được...
Hàng của GS.Ngô Bảo Châu thì không sờ được, không mua bán mặc cả và cũng không đem về nhà dùng được...

Nói một hồi mà không biết bạn chọn ai nữa?hichic
Tớ chọn Mr Đức vì hàng của ông ấy có thể sài.../???????

duyniceboy 08-30-2010 07:44 PM

Không thể so sánh 2 ng này đc.
1 ng xuất thân nghèo khó
1 ng xuất thân giàu sang
Và cũng chính từ cái xuất thân đó mà mỗi người có 1 hướng đi 1 mục đích riêng.Giả dụ Ngô Bảo Châu nghèo khó thì làm sao mà học đến học vị giáo sư đc....
Bầu Đức nếu sinh cửa giàu sang thì chắc gì làm giàu là mục tiêu của ông.Và chưa chắc sẽ có 1 Bầu Đức như ngày hôm nay
Nhưng nếu nói fục ai thì mình fục bầu Đức hơn.
Chốt lại câu hỏi cuối....Mình nghĩ nên việt nam nên làm giàu để đầu tư giáo dục.Và giáo dục là hạt mầm để pt đất nước

anna 08-30-2010 09:49 PM

Mình ngưỡng mộ Ngô bảo Châu.nhưng suy cho cùng thì nền kinh tế của một quốc gia lại chính là cái thu hút các nhà đầu tư và nhân tài>>>quốc gia đó mới phát triển dc>>>BA Đức có sự ảnh hưởng hơn.

RRRRRRR 08-30-2010 10:03 PM

Khó mà so sánh được!
Giàu như Đoàn Nguyên Đức, cả Việt Nam chỉ có vài ba người, mà cái giàu đó không thể đào tạo hay bồi dưỡng được. Và trước khi ông ấy giàu thì không ai có thể biết trước được. Giàu của ông, ngoài những tố chất mà người giàu khác có, còn là sự nhanh nhạy, may mắn, thời cơ một cách hoàn hảo.
Rõ ràng những người giàu, như Đoàn Nguyên Đức chẳng hạn, thì sẽ rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước.
Nhưng những người giỏi về khoa học như Ngô Bảo Châu, tuy chưa thực sự cho thấy rõ vai trò cụ thể đối với sự tăng trưởng của đất nước, nhưng lại có thể bồi dưỡng, đào tạo được. Việt Nam không thiếu người giỏi tầm cỡ đó, nhưng không có điều kiện, không có môi trường để phát huy. Nên nếu cái giỏi của Ngô Bảo Châu phục vụ được cho thực tế sự phát triển của nước nhà thì có lẽ nên phát huy, đầu tư, quan tâm tới những thế hệ sau.

Nói chung trong sự phát triển của VN hiện tại, người như Đoàn Nguyên Đức là cần thiết hơn, nhưng chúng ta không điều chỉnh, đầu tư để có những "Đoàn Nguyên Đức" khác được. Còn Ngô Bảo Châu thì có thể.

meomuop_meomeomeo 08-31-2010 02:40 AM

Đầu tư vào giáo dục là một công cuộc lâu dài và phải tiến hành với 1 tầm nhìn lớn. Khi những bất cập nhỏ còn chưa giải quyết được thì nói gì đến những dự án có quy mô lớn? Nói chung tiến hành thì phải tiến hành theo đúng nhu cầu của bước tiến xã hội, nhưng bên cạnh đó đừng quên những gì đang còn tồn đọng chưa làm được. Bởi không phải chỉ có việc xây dựng các học viện chuyên về 1 lĩnh vực như Viện Toán học hay gì gì đó mới có thể đào tạo ra những nhà khoa học. Giờ nhé, hãy nhìn vào các công trình của những nhà khoa học lớn, có thể của nước ta hoặc nước ngoài, thử xem tầm ứng dụng vào thực tiễn của 1 nước đang phát triển như VN chẳng hạn, là cái gì? làm cái gì? mức độ ứng dụng? Có! Nhưng không nhiều, không thiết thực và phổ biến. Nhưng nếu xem xét 1 cái máy thái mì, máy tách vỏ lạc, tách hạt ngô của những bác kĩ sư không bằng đại học,không học hàm, học vị mà xem? Không những giúp ích cho những người làm nông mà con mang lại hiệu quả kinh tế cực kì cao, nâng cao mức sống của 1 nhóm cộng đồng trong 1 đất nước vẫn còn thiên về Nông nghiệp như VN.
Bây giờ so sánh làm gì? So sánh để đưa ra giải pháp à? Hay so sánh để thấy được cái nào hợp lí, cái chưa hợp lí? So sánh để có được sự bắt tay giữa một nhóm người thành đạt, tài giỏi, mang tư tưởng cải thiện tư duy, trình độ của thế hệ sau này của VN và các đại gia có tiềm lực về tài chính, kinh tế? Cũng được! Vì đây là một đề tài khá hấp dẫn và hot tại thời điểm này. Nhưng đừng nói cho xong, cũng đừng hài lòng vì đã gây nên 1 hiện tượng tranh cãi trong dư luận, trong bài báo. Mà hãy nên nhìn vào đó để giải quyết các tồn tại không nhỏ tí nào ạ!

Ví dụ nhé, bây giờ, không có ít bạn học sư phạm khắp nơi trong cả nước từ Bắc tới Nam đang chơ vơ chờ việc. Chỉ tiêu của tỉnh không có, yêu cầu thì cao, có nơi 8 lớp thì có tới 7 giáo viên dạy văn, giáo viên giáo dục công dân không có, nhưng không dám nhận về,...vì chỉ tiêu của phòng, của Sở.Làm sao cải thiện tình hình này nhỉ? Theo con đường sư phạm rồi, giờ ra chợ bán nước mắm vs mẹ là 1 viễn cảnh của bạn tớ, tốt nghiệp khoa văn trường SP1 Hà Nội với 7,89.Nhưng tỉnh Thanh Hóa không có chỉ tiêu, đi tỉnh khác thì buộc phải có hộ khẩu mới được nhận?>"<...Thế là tính bài học cao học để câu giờ tìm cơ hội....

Một ví dụ nhỏ thôi, nhưng hãy nhìn vào đó. Trước khi nghĩ đến những cái lớn, nên tiến hành triệt để những phương án cải thiện các tồn đọng nhỏ mà kết quả của nó chỉ là những cái "nhỏ"! tớ nghĩ thế. Đọc bài báo so sánh này, hay thật, nhưng đọc xong thấy ức chế 1 tí. Bởi vì sao? Vì "bộ mặt" của VN mà trong suy nghĩ của nhiều người đang háo hức vs 1 dự án lớn. rồi nhiều dự án lớn về đào tạo con người trong tương lại. Xin thưa: Hãy tập trung chú ý vào việc cải thiện các tồn đọng hiện nay trong quy chế của toàn bộ hệ thống Giáo dục đi ạ! Việc đã "nói nhiều, làm nhiều" nhưng vẫn bị dư luận phàn nàn và thực tế phản ánh! Nếu làm tốt điều đó, chúng ta sẽ có nhiều NBC nữa, những NBC không đi trên con đường toàn hoa hồng như NBC thế hệ F1 ạ. Và từ những con người đó, họ mới hiểu và ứng dụng kiến thức của mình vào thực tế để giúp được nhiều người hơn, tính thực tế cao hơn.Muốn nâng tầm VN, không thể chỉ bằng những giải thưởng, bằng khen trong con mắt quốc tế, mà là trong bữa cơm, trong từng mét đường giao thông, trong từng nét văn hóa học đường,...vv.. để lại ấn tượng đối với quốc tế khi họ nhắc đến VN!

Riêng với bài báo: Đứng trên khía cạnh này, NBC được tôn vinh, nhưng đứng trên khía cạnh khác, BD được sùng bái và ngưỡng mộ, quan điểm của tôi nghiêng về những con người như BD!

bichhieu 09-01-2010 10:27 AM

Ngô Bảo Châu (tượng trưng về học vấn) - Đoàn Nguyên Đức (tượng trưng cho tài chính), Việt Nam cần ai hơn?
Câu trả lời là người ta thiếu thứ gì thì sẽ cần thứ đó!!!!!

Việt Nam nghĩ là cần Nguyên Đức - Thế giới thực sự là cần Bảo Châu.

Như vậy, Nguyên Đức sẽ là tỷ phú ở Việt Nam, còn Bảo Châu sẽ là thầy của các tỷ phú trên thế giới.hihi.

luomlat_goo 09-01-2010 12:26 PM

Trích:

Trích bởi bichhieu (Post 20989)
Câu trả lời là người ta thiếu thứ gì thì sẽ cần thứ đó!!!!!

Câu ni đơn giản mà hay thiệt, phục bạn Bích Hiếu! :)>-

lengocthuoc 09-02-2010 09:26 AM

Trích:

Trích bởi bichhieu (Post 20989)
Ngô Bảo Châu (tượng trưng về học vấn) - Đoàn Nguyên Đức (tượng trưng cho tài chính), Việt Nam cần ai hơn?
Câu trả lời là người ta thiếu thứ gì thì sẽ cần thứ đó!!!!!

Việt Nam nghĩ là cần Nguyên Đức - Thế giới thực sự là cần Bảo Châu.

Như vậy, Nguyên Đức sẽ là tỷ phú ở Việt Nam, còn Bảo Châu sẽ là thầy của các tỷ phú trên thế giới.hihi.

VN mình đâu có bao jờ thiếu hiền tài. Người học giỏi thì thờj nào chẳng có. Nhưng vấn đề là phát hiện và phát triển những ng ấy ntn thôj.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:27 PM