Kiếm Trong Diễn Ðàn Show Threads  Show Posts
Trang Chủ

Go Back   RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! > Thời gian mang đến lợi ích cho ai? > Chuyện kinh bang tế thế

Chuyện kinh bang tế thế Những thông tin thú vị về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,...

Tiếng Hà Nội hay nên... hiếm

Chuyện kinh bang tế thế


Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài Xếp Bài
Old 03-12-2010, 07:17 PM   #1
bb91
 
bb91's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Thái Bình
Bài gửi: 1,022
Default Tiếng Hà Nội hay nên... hiếm

Có nhà văn nữ viết trong một truyện ngắn của mình thế này: "Người Hà Nội phát âm âm xát nhẹ như tiếng gió thổi qua chiếc lá mỏng tang". Tuy nhiên, dường như tiếng Hà Nội lịch lãm đang rơi vào quy luật muôn đời: Hay nên... hiếm.


Nói nhẹ như gió thổi

Nói “nhẹ như gió thổi” là niềm tự hào của người Hà Nội. Tất cả những âm “nặng” dường như đều bị người Hà Nội bỏ qua. Âm xát s thành x, âm uốn lưỡi tr thành ch, r thành d và không có âm rung r - khác biệt lớn nhất trong ngữ âm Hà Nội.

Tiếng Hà Nội đã trở nên quen thuộc với trên 80 triệu dân. Sau khi đất nước thống nhất, giọng nói Hà Nội càng có điều kiện lan tỏa ảnh hưởng ra mọi miền Tổ quốc. Qua các buổi phát thanh và phát hình, cả nước đâu đâu cũng âm vang giọng nói của người Hà Nội. Có lẽ vì thế vấn đề hệ thống âm chuẩn (chính âm) của tiếng Việt đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần, nhưng chưa ngã ngũ.



Nói “nhẹ như gió thổi” là niềm tự hào của người Hà Nội.

Có người đã hô hào, cần phải tạo ra một “cuộc vận động” nói tiếng Hà Nội! Có người đề xuất chọn giọng nói của Hà Nội làm hệ thống ngữ âm chuẩn mực. Lại có người đề nghị “một giải pháp quá độ” là chọn tiếng Hà Nội làm mẫu hình phát âm chung cho học sinh các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Bắc (từ Huế trở vào chọn tiếng Sài Gòn). Bằng chứng là, những người miền Trung ra Bắc lập nghiệp và sinh sống, sau một thời gian dài, giọng nói của họ đã dần biến đổi, nói pha phương ngữ Bắc một cách không ý thức và có khả năng “nhập hệ” ngữ âm Hà Nội.

Theo TS Chu thị Thanh Tâm (ĐH Ngoại ngữ), đã có một nghiên cứu từ 250 SV ngoại tỉnh học năm thứ nhất về tiếng Hà Nội. Tỉ lệ thích/ không thích/ vừa thích vừa không thích gần tương đương nhau. Đáng lưu ý, hầu hết ý kiến không thích tiếng Hà Nội lại khẳng định tiếng Hà Nội chuẩn, thanh thoát, dễ nghe, hơi điệu nhưng hay và lịch sự. Như vậy, hầu hết đều công nhận tiếng Hà Nội hay, nhưng có học tiếng Hà Nội hay không thì đó lại là chuyện khác, thuộc về tâm lý, tính cách và chiều sâu văn hóa mỗi người.

Tìm ở đâu bây giờ?

Tuy nhiên, có một thực tế là theo PGS Tất Thắng, Hội Sân khấu Hà Nội, “bây giờ, người Hà Nội pha tạp đến mức không thể xác định họ là người ở đâu nữa. Nếu xác định đó là người Hà Nội gốc thì rõ ràng, con người Hà Nội gốc ấy, thật khó kiếm tìm. Người Hà Nội gốc chỉ cần nghe tiếng nói cũng biết và nhìn chung không nói tục. Trong các gia đình có truyền thống gia giáo, nói tục được coi là con nhà mất dạy. Thí dụ, để diễn đạt ý phủ định, người Hà Nội gốc ngay cả từ "không" cũng ít dùng. Còn từ "đếch" hoặc tục hơn nữa thì tuyệt đối không nói, bất luận trong trường hợp nào.


Tuy nhiên, hiện giờ người Hà Nội pha tạp đến mức không thể xác định họ là người ở đâu nữa.

Có thể thấy ở đường phố Hà Nội ngày nay xuất hiện không ít các từ "lở mày lở mặt", "Ba Vi có con bo vang"… Bên cạnh đó còn có những hiện tượng bất thường trong sử dụng ngôn ngữ. “Khái niệm” như "lũ thừa cơm thiếu muối", "phe đầu keo", "phe tóc ép"…, biến thể sai chính tả như: "oánh giá". Nói giảm, nói tránh như: "màn hình phẳng", "phê lòi mắt", hay "tĩ tã"...

Con gái Hà Nội gốc kiêng kỵ nói tục, mà nếu trót lỡ lời thì xấu hổ đến đỏ mặt. Còn ngày nay, các cô xinh đẹp nói tục đến nỗi, người nghe thì ngượng chứ “các nàng” thì không (dĩ nhiên, đây là các cô gái “phố” chứ dân phố cổ gốc ít có người nói tục như vậy).

Trong tiến trình đô thị hóa, người các địa phương đang sống áp đảo ở Hà Nội. Vậy, tiếng Hà Nội gốc đang được bảo lưu ở không gian địa lý nào? Theo TS Vũ Kim Bảng (Viện Ngôn ngữ học), câu trả lời là khu vực 36 phố phường. Rộng hơn là vùng đất được ba con sông bao bọc: sông Hồng, Tô Lịch, Kim Ngưu – lũy thành tự nhiên bảo vệ Thăng Long từ thời Lý Thái Tổ dời đô. Còn khu vực ngoại thành ổn định nhất sau mọi biến thiên của lịch sử là hai huyện Thanh Trì, Từ Liêm.

Nhà văn Tô Hoài giải thích đơn giản hơn: “Không nên xem ngang nhau tiếng bờ hồ Hoàn Kiếm hoặc chợ Đồng Xuân với tiếng vùng ngoại ô. Bởi nguồn gốc hình thành và tạo nên tiếng nói, giọng nói hai vùng này hoàn toàn khác nhau”. Và nhà văn coi tiếng bờ hồ Hoàn Kiếm là tiếng Hà Nội và tiếng ngoại ô là tiếng... các làng.

Có học giả chia tiếng Hà Nội làm 4 thời kỳ. Thăng Long thời Bắc thuộc, từ Lý Thái Tổ tới trước 1873 dùng chữ Hán, mà nói như GS Hoàng Tuệ thì “không còn là ngoại lai mà đã thành cổ truyền của dân mình rồi”. Từ 1873 - 1954, Hà Nội chịu ảnh hưởng của chính sách “Pháp hóa” và muốn đạt mục đích, người Pháp phải “phi Hán hóa” tới tận gốc rễ. Thế là ra đời chuyện gọi chồng là cậu, gọi vợ là mợ, gọi ba, mẹ theo cách của người Pháp. Giai đoạn 1954 - 1975, tiếng Hà Nội mất đi các từ con sen, thằng xe, cao lâu, cô đầu… và các từ cò, cẩm, thông ngôn, ký lục, cu li… được thay bằng công an, cảnh sát, phiên dịch, thư ký, công nhân. Và giờ đây, khi có sự tiếp xúc, giao lưu giữa các cộng đồng nói năng, bắt đầu xuất hiện các từ hết xảy, cặp bồ, cù lần, cha nội, dễ sợ, hết chịu nổi…

Nguồn: Đất Việt

Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:


Signature Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn!
Thành viên BC Family
SĐT: 01252577005
Hoatrankhql@gmail.com
Facebook: www.Facebook.com/Khoaitay2412
bb91 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-03-2010, 07:20 AM   #2
anna
Accountant
 
anna's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,618
Default

Nghe giọng Hà nội rất hay hay truyền cảm.Cô giáo dạy môn Triết học của mình là người HN gốc,giọng rất êm (ngay cả lúc la mắng),cho nên mắc dù cái môn triết rất chi là buồn ngủ nhưng mà vẫn thích đến lớp để nghe cái giọng của cô.^^

Giọng nói của mỗi người cũng dễ bị ảnh hưởng nếu sống trong 1 môi trường mà có nhiều giọng nói từ các vùng miền khác nhau,nghe nhiều quá nên bị nhiễm luôn hoặc đôi khi chỉ nhại lại cho vui nhưng rồi cái giọng của mình thay đổi lúc nào cũng chẳng biết.hic.


Signature Hãy sống cho đến chết...
Đừng chết khi còn đang sống...

anna is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-03-2010, 10:13 AM   #3
dohuong
 
dohuong's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 524
Default

đọc bài này xong không dám nhận mình người HA NỘi luôn
dohuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Bookmarks


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
Kiếm Trong Bài:

Kiếm Chi Tiết
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt


Similar Threads
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gửi
crazy or thiền ! i'm learning english and very crazy !!! trada53t Kiến thức chuyên ngành 0 09-05-2013 10:07 AM
Hán tự - Chiết tự - Kanji - Ý nghĩa tượng hình của chữ Hán a Kiến thức chuyên ngành 18 07-04-2013 05:04 AM
Nhận Biết lỗi máy tính qua tiếng kêu của máy duyniceboy Máy tính và Internet 1 07-30-2011 03:24 PM
Tiếng Nghệ An cơ bản ^^! RRRRRRR Quê hương - Gia đình 17 07-27-2011 12:45 PM
Đất nào cho... người dở? dohuong Kiến thức chuyên ngành 2 01-01-2011 08:35 PM

Powered by:MTG

E-mail: admin@muathoigian.vn



ChipLove's Family