Kiếm Trong Diễn Ðàn Show Threads  Show Posts
Trang Chủ

Go Back   RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! > Thời gian mang đến lợi ích cho ai? > Chuyện kinh bang tế thế

Chuyện kinh bang tế thế Những thông tin thú vị về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,...

NHỮNG ĐÔI MẮT MỒ CÔI

Chuyện kinh bang tế thế


Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài Xếp Bài
Old 11-26-2009, 12:21 PM   #1
kinhcan88
 
kinhcan88's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,555
Default NHỮNG ĐÔI MẮT MỒ CÔI

Trước khi bước chân vào phòng gặp các đôi mắt ấy – Những đôi mắt mồ côi

Vài li trà nóng được các cô bảo mẫu đưa ra, vị giám đốc và chúng tôi quay quần trò chuyện thân mật, vừa như là “thủ tục” nhưng cũng là tình cảm và lòng trân trọng mà trung tâm dành cho khách viếng thăm. Cũng chẳng có gì ghê gớm, chỉ sợ chúng tôi không quen, nên ái ngại và làm như thế các em sẽ buồn, sẽ không thật sự cởi mở, sẽ… nổi cáu. Vị giám đốc sau một lúc tâm sự về nhiều chuyện, từ chuyện thành lập trung tâm đến chuyện những cô bảo mẫu và lũ trẻ, rồi kết thúc một câu nhẹ nhàng: “Tất cả đều là tình thương và tấm lòng của con người với con người ”…



Tôi cùng các anh chị ở cơ quan tay xách nách mang: bánh kẹo, chăn, quần áo, sách truyện… nhẹ nhàng và lặng lẽ bước về phía dãy phòng của các em. Thật ngỡ ngàng, những chiếc giường không sạch sẽ tinh tươm và ngăn nắp như của những đứa trẻ bình thường, nó thật im lìm và không có sự ồn ào náo nhiệt, không có một chút dấu vết gì của thần chết vươn ở nơi này, còn các đôi mắt mồ côi đang ngồi ngay ngắn vào một chiếc bàn dài ăn cơm bên hiên nhà dưới những tia nắng nhạt cuối ngày. Các đôi mắt mồ côi ăn, nhẹ nhàng đến nỗi, vẫn chưa nhận ra sự có mặt của người lạ. Có những em còn không thể tự ăn thật là đáng thương. “Ăn xong rồi, các em sẽ ra chơi, mấy anh có quà cho chúng em nữa hả?” – Cô bé lớn nhất lễ phép hỏi và tôi, sau một giây bất ngờ, cũng mở được khóe miệng đã cứng đờ: “Ừ, em cứ ăn cho xong bữa đã…”. “Các anh còn mang , bánh kẹo và áo cho các con nữa đấy! Ngoan, ăn nhanh rồi các anh thưởng cho. Ai cũng sẽ có phần…” – Cô bảo mẫu đỡ tiếp lời tôi bằng một câu nói nửa như ra lệnh, nửa như an ủi và nửa như dụ dỗ “ Con giới thiệu tên các bạn cho anh chị và các cô chú đi”. Bọn trẻ sau một lúc nhao nhao vì sự xuất hiện của những người lạ cũng dần im lặng, nghe lời cô bảo mẫu, vừa nhẹ nhàng đưa từng miếng cơm vào miệng vừa len lén nhìn những thùng quà và những gương mặt người lạ đang đứng sau cánh cửa. Tôi lặng lẽ quan sát cậu bé nhỏ nhất, gầy nhất ngồi gần như trong lòng cô bảo mẫu. Cậu bé xanh xao như vừa bệnh dậy, cố lắm cậu mới đưa được muỗng cơm lên miệng, dù khoảng cách từ tô cơm trên bàn đến miệng cậu chỉ hơn hai gang tay người lớn. Cô luôn miệng giục bọn trẻ ăn, nhưng cũng không quên nâng hộ muỗng cơm cho cậu bé xanh xao ấy. Cậu bé cứ lặng lẽ, chậm rãi ăn như không quan tâm đến những gì xung quanh, kể cả bàn tay của cô bảo mẫu luôn đưa qua đưa lại trước mặt mình. Chếch về bên trái chút xíu, đối diện với những tia nắng cuối ngày là cô bé lớn nhất, dễ chừng hơn 7 tuổi. Cô bé có đôi mắt đen tuyền long lanh, hai má bầu bĩnh và trắng trẻo xinh xắn, cô bé ăn từng muỗng dứt khoát và thỉnh thoảng lại làm trò cho cả bọn vui vẻ ăn cùng. Cô bảo mẫu không la, chỉ khi cô bé làm trò quá lố, cô chỉ liếc và cô bé như đã quen đã hiểu, lại lẳng lặng ăn và thôi làm trò chọc bạn. Ngồi ở đầu bàn bên này là cô bé mặc áo đầm liền thân trắng lấm tấm bông bi màu nâu nhạt, gầy còm và nhong nhỏng cao, vừa ăn vừa hít hít vì em đang bị chảy máu cam, ít thôi nhưng cảnh tượng ấy cũng làm tôi… e ngại.



Bữa cơm các em có đủ món ăn, thậm chí còn nhiều hơn bữa ăn của một gia đình khá giả nào đấy, nhưng tui vẫn cảm thấy thiếu thiếu và lành lạnh. Các đôi mắt mồ côi ấy đâu biết rằng, có thể bữa cơm hôm nay hay mai hay tuần sau là bữa cơm cuối cùng của cuộc đời mình. Những đôi mắt mồ côi đâu biết một sự thật khủng khiếp, rằng chúng đang mang trên mình căn bệnh , và những căn bệnh đó sẽ cướp đi tâm hồn non nớt của các bé bất cứ lúc nào. Tranh thủ lúc bọn trẻ đang chơi đùa và ăn bánh kẹo, tui nhẹ nhàng ý tứ hỏi chuyện cô bảo mẫu về những đứa bé đặc biệt tui đã để ý trong bữa ăn. Cô bảo mẫu vui vẻ trả lời, trôi chảy và rành mạch từng đứa. Cô trả lời như đợi những câu hỏi như thế từ lâu lắm rồi, từ lúc những đôi mắt mồ côi này còn oe oe chưa biết ông mặt trời là gì, chưa biết cái đến bất cứ điều gì và cũng chưa biết nốt những gói kẹo xanh xanh đỏ đỏ kia dùng để làm gì. “Cậu bé xanh xao ngồi gần cô hôm qua bệnh mới dậy, bệnh tiêu chảy, em biết rồi đó, bị nhiễm bệïnh này mà bị tiêu chảy khổ lắm lắm, có khi hơn tuần chưa bớt... Cô bé lớn nhất được bệnh viện đưa về đây, nghe đâu mẹ cô bé quê không chấp nhận nuôi con. Sinh con ra, bà mẹ trẻ vứt lại bệnh viện rồi lưu lạc phương nào chẳng ai biết, có khi cũng đã nằm đâu đó dưới tầng đất lạnh… Cô bé mặc váy màu trắng hả? Tội lắm, cũng bị bỏ rơi khi còn đỏ hỏn thôi, cháu bị bệnh chảy máu cam kinh niên, cứ thời tiết nóng là thế! Còn cậu bé đi lững chững kia mới đưa về trung tâm năm vừa rồi, nay đã hơn tuổi, ngoan lắm đấy!” Những mảnh đời, những số phận, những tâm hồn non nớt, những đôi mắt mồ côi cứ lướt qua tôi như một thước phim… kinh dị, đáng buồn và cũng đáng rùng mình! “Thế các bé ở trung tâm này sống lâu nhất là được mấy tuổi cô? À, khi một em mất, các em xung quanh có biết bạn mất và vì sao mất không cô?” – Tự nhiên tôi buộc miệng hỏi cô bảo mẫu một câu chẳng lấy gì vui vẻ. “Ở trung tâm này, đa số chỉ sống được đến 8 - 9 tuổi… Mấy bé lớn thì biết bạn mất, nhưng vì sao mất thì chúng chẳng biết. Khi các cháu mất phải chôn cất theo đúng qui định của Bộ Y tế…” Cô bảo mẫu nói mà tui nghe như nuốt từng chữ từng lời vào lòng. Cô nói nhiều, nhiều lắm về hầu hết những đứa trẻ ở nơi này, nhưng chung lại cũng vì gia đình chúng mà nên nỗi... Có đôi mắt mồ côi ra đời do một sự thiếu hiểu biết nào đấy, do vô tình đến đau xót, và cũng nhiều đôi mắt mồ côi ra đời do cha mẹ thiếu lương tâm … Tàn nhẫn và xót xa quá!



Trời chiều đã tắt nắng từ lâu nhưng trong lòng tôi như đang có lửa đốt, khô khốc và quặn buồn. Trở về lại thành phố, tôi không quên ngoái chào vị Giám đốc, các cô bảo mẫu cùng những đôi mắt mồ côi. Mai này, có lẽ không bao giờ tôi quên được những đôi mắt bé nhỏ long lanh trong chiều ấy – những đôi mắt mồ côi!


Nguồn:http://hoi.noi.vn/Tu_thien/postdetails/173/216/597323/1/2009/8/11/phan-hoi--nhung-doi-mat-mo-coi--.hoi
Anh Thắng ơi em có ý kiến như thế này mong moi người suy nghĩ nhé.Diễn đàn của chúng ta đang ngày một lớn mạnh thêm,đã có nhiều người biết đến,nhiều thành viên tham gia.Ngoài những buổi họp mặt off em nghĩ anh cũng có thể đứng lên tổ chức những buổi đến thăm các em nhỏ mồ côi ở trung tâm nào đó gần đây để mọi người tiện tham gia đủ.mỗi người chỉ bớt một ngày chi tiêu thôi nhưng đó là tấm lòng mà như câu "lá lành đùm lá rách,lá rách ít đùm lá rách nhiều".như thế thật là ý nghĩa anh ạ.

Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
kinhcan88 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009, 12:50 PM   #2
miuluoi87
 
miuluoi87's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 849
Default

Đọc song bài phóng sự này tớ rất súc động. Tớ thấy thực sự tớ hạnh phúc hơn nhưng mảnh đỏi cô đơn đó hàng trăm lần. Vậy mà......
miuluoi87 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009, 05:32 PM   #3
kinhcan88
 
kinhcan88's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,555
Default

thực sự ai cũng thế bạn ạ chúng ta có thể ngồi lách cách đánh từng chữ như thế này đã là rất rất may mắn và hạnh phúc
hãy mở lòng để chia sẻ tình thương với các em
kinhcan88 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009, 05:42 PM   #4
vitxinh
Member
 
vitxinh's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 8
Default

cám ơn chị đã cho em biết chân trọng cuộc sống mình đang có
để tự thấy mình thật hạnh phúc biết bao
vitxinh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009, 05:53 PM   #5
vitxinh
Member
 
vitxinh's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 8
Default

vâng em đang học nhưng em học trung cấp chứ không học cấp 3 ạ
vitxinh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009, 06:06 PM   #6
thang
Administrator
 
thang's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
Default

Cám ơn kinhcan88 đã chia sẻ và đề xuất những suy nghĩ thiết thực, giúp các em bé nghèo, có hoàn cảnh không may mắn.
Chắc nhiều bạn khác cũng có những suy nghĩ giống kinhcan vậy.
Trong thời gian tới, admin sẽ xem xét để có thể tổ chức những buổi đến với các em. Sức mình tuy nhỏ nhưng đúng là Việt Nam mình có truyền thống "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều". Cũng mong cho các em trưởng thành, có được cuộc sống bình thường như bao người khác.
thang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009, 06:10 PM   #7
kinhcan88
 
kinhcan88's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,555
Default

cám ơn anh Thắng đã tán thành
em mong mọi người cũng sẽ hưởng ứng cùng mở rộng tấm lòng chia sẻ tình thương với các em hoàn cảnh éo le
kinhcan88 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009, 06:14 PM   #8
nhanvatso1
Thiên Niên Nhất Mộng
 
nhanvatso1's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Vô Mộng đại lục
Bài gửi: 1,264
Default

ung ho. 100%


Signature

──────▄▌▐▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▌
───▄▄██▌█ ░Xe chở 1.000 tỷ trái tim ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
▄▄▄▌▐██▌█ ░░░░░░░░░░░░░░░░ ░░░░░░░░░░░░▐\♥♥
███████▌█▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄​▄▄▌\♥♥
▀❍▀▀▀▀▀▀▀❍❍▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀❍❍▀▀ \♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
nhanvatso1 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009, 06:28 PM   #9
kinhcan88
 
kinhcan88's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,555
Default

đúng là nhân vật số 1 có khác

kinhcan88 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009, 07:13 PM   #10
kinhcan88
 
kinhcan88's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,555
Default

dẫu biết cuộc đời muôn hình muôn vẻ,mỗi mảnh đời là mỗi số phận khác nhau thế nhưng lòng vẫn xót xa biết mấy mỗi khi đọc những bài viết về các em.
Em Nguyễn Văn Sao - cậu bé đánh giày tâm sự đó là tên bố mẹ em đặt cho còn ở đây mọi người hay gọi em là “thằng Tim” vì từ nhỏ em đã bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngày đó bố mẹ đưa đi khám các bác sĩ nói em bị hẹp van tim, em chỉ biết vậy, rất khó thở đòi bố mẹ đưa đi viện chữa trị nhưng bố mẹ nói em còn nhỏ, nhà không có tiền con ạ! Lúc đó ngực em rất đau, em òa khóc nhưng bố mẹ vẫn mặc kệ.

Câu chuyện của tôi và Sao trong quán cà phê vỉa hè đầu ngã tư Quang Trung - Lí Thường Kiệt vào buổi sáng cuối thu, trời Hà Nội se lạnh có lẽ chỉ đủ để 2 người nghe thấy. Sao rất yếu em thở hổn hển, gấp gáp nhưng lại khiến nhiều người nhìn em dò xét bởi đôi môi thâm đen, tay, chân xù xì của em.

Sao tâm sự, suốt ngày bố mẹ em cãi nhau, đánh nhau, cuối cùng bố mẹ bỏ nhau, 2 anh em bơ vơ, em được bà ngoại đón về ở cùng và cho ăn học, còn anh em bỏ đi kiếm sống. Bà thương em lắm, nhiều hôm đi học về bị các bạn trong trường trêu, thấy em khóc bà vội ôm em vào lòng động viên. Có những đêm nằm em mong được rúc vào lòng bố mẹ, bố mẹ vuốt ve để cho em bớt đi nỗi đau mà nước mắt cứ trào ra, bà lại ôm em vuốt ve động viên em lớn mau để kiếm tiền chữa bệnh.



Cuộc sống của bố mẹ không hạnh phúc đã đẩy "thằng tim" ra vỉa hè chờ... chết! (ảnh: H. Ngân).

Bà em năm nay cũng 80 tuổi rồi, bà làm gì có tiền chữa bệnh cho em. Vì vậy học hết lớp 9 em quyết chia tay bà xuống Hà Nội đánh giày kiếm tiền tự chữa bệnh cho mình.

Nhưng ở đây nhiều người không biết nghĩ em nghiện nên họ không dám đưa giày cho em đánh. Còn nhiều người biết chuyện thì họ thương em lắm, ngoài việc thường xuyên đưa giày cho em đánh, thỉnh thoảng họ cho em thêm tiền, cho em ăn cơm… Số tiền ít ỏi kiếm được hàng ngày phần em chi tiêu vào cuộc sống, phần em tích cóp để chờ có dịp được về thăm bà còn chuyện chữa bệnh tim cho mình thì có lẽ… nói đến đây Sao òa khóc, người em như lịm đi, những hơi thở rất yếu ớt.



Xã hội sẽ không để Sao "tắt" trên hè phố. (ảnh:H.Ngân)

Em nhớ, hôm bà đưa em ra cổng để bắt ô tô về Hà Nội, hai bà cháu đã ôm nhau khóc, bà gạt đi những giọt nước mắt hiếm hoi của tuổi già dặn cháu giữ gìn sức khỏe, nếu bị bắt nạt thì chạy vào nhờ người lớn giúp đỡ con nhé!

Sao kể, mùa thu trên quê em (thôn Giao Bình, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đẹp lắm, những ruộng lúa vàng óng hình bậc thang xếp tầng tầng lớp lớp trải dài mê mải quanh co trên các sườn núi như đường lên trời.

Sao kể tiếp, em đang sống ở xóm trọ bên kia cầu Long Biên, cùng xóm trọ với em có anh lái xe ôm rất tốt bụng, anh ấy mua cho em cả quần áo, chăn màn, thỉnh thoảng lại cho em đi ăn sáng rồi chở em vào phố đánh giày vừa kể Sao vừa đưa tay gạt đi những giọt nước mắt, mắt Sao đỏ hoe.

Câu chuyện của tôi và Sao bỗng dưng bị ngắt quãng bởi một ai đó nói chen vào: “Sáng nay nó sang bên kia phố đánh giày bị chúng nó đánh cho, khóc chạy về mọi người dỗ mãi đấy”. Lúc này đã có hàng chục người dân trên phố vây quanh tôi và Sao.



Bà Ngô Thị Bích Lộc - Nhân viên trông giữ xe công cộng: "Tôi sẵn sàng xin nghỉ việc để chăm sóc cháu trong viện": (Ảnh: H.Ngân)

Bà Hải Đường (số nhà 14, đường Quang Trung) cho biết, “Thằng bé này nó bị bệnh tim chú ạ, mấy ngày nay trời Hà Nội trở rét, môi nó đen lại, các đầu ngón tay ngón chân cũng tím đen. Hôm nay nó còn đỡ đấy, mấy hôm rồi nó còn ngã vật ra vỉa hè vì không thở được. Chúng tôi hàng xóm quanh đây ai cũng thương nó, thỉnh thoảng lại cho nó một hai chục nghìn, có người thì cho nó ăn cơm cùng. Có cả những vị khách nước ngoài đến đây uống cà phê thấy nó tội nghiệp cũng rút ra tờ 100 nghìn cho nó…!”.

Bà Ngô Thị Bích Lộc, nhân viên trông giữ xe công cộng khu vực (48 Lí Thường Kiệt), nói thỉnh thoảng bà và Sao vẫn ăn cơm bụi, uống nước cùng nhau, nhưng mấy hôm nay Sao yếu quá, bà rất sợ cảnh “hôm nay ngồi ăn cơm với Sao nhưng ngày mai bà và Sao sẽ không gặp lại được nhau”.

Bà Lộc cho biết, kinh tế gia đình nhà mình rất hoàn cảnh nhưng bà sẵn sàng xin nghỉ việc để chăm sóc Sao trong bệnh viện nếu ai đó tài trợ cho Sao mổ tim.

Chia tay tôi, Sao nói em dự định mùa đông năm nay sẽ về thăm bà, món quà mà em nghĩ đến đó là những chiếc áo ấm để bà chống chọi với cái lạnh miền sơn cước. Sao nghĩ vậy nhưng không biết bệnh tim của em có cho em thực hiện điều đó.

Tôi lên xe phóng đi đem câu chuyện này kể cho anh bạn tôi - Nguyễn Tiến Bình (nhà 1406 tòa nhà Licogi 13, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội), anh trăn trở hứa sẽ giúp đỡ em khi sự việc còn chưa muộn và qua báo Điện tử Dân trí anh hỗ trợ bé Sao 3 triệu đồng và sẽ tìm cách giúp đỡ để em được điều trị bệnh tim sớm nhất.


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:



1. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
kinhcan88 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Bookmarks


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
Kiếm Trong Bài:

Kiếm Chi Tiết
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt


Similar Threads
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gửi
Đặc điểm của những con người thành đạt luomlat_goo Tư duy thành công 2 04-08-2018 08:04 PM
9 thói quen của những người giỏi quan hệ luomlat_goo Đi một ngày đàng 0 01-15-2014 10:48 AM
Những điều không được khi làm IT duyniceboy Sống trẻ - Nghĩ lớn 12 07-11-2012 06:02 PM
Bãi biển Cửa Đại - Vẻ đẹp miền Trung dulichmuasam Du lịch - Ẩm thực 0 07-11-2011 06:20 PM
Bí quyết kinh doanh online và bán hàng trực tuyến girlvampire Kiến thức chuyên ngành 2 12-06-2009 05:55 PM

Powered by:MTG

E-mail: admin@muathoigian.vn



ChipLove's Family